Bác Hồ! Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại

Thứ ba - 11/05/2021 03:31 126 0

Bác Hồ! Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại

Bác Hồ! Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại

Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam đều có chung lòng kính trọng, cảm xúc thân thương về Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890- 19/5/2021), cả nước lại hướng về Người với những hoạt động chào mừng, có thể thấy dù Bác đã đi xa gần 52 năm nhưng hình ảnh về Bác vẫn đậm sâu trong tâm trí hơn 90 triệu con dân nước Việt và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh- Vị cha già của dân tộc, Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta"[1]. Cuộc đời 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Làng Sen (Làng Sen ngày nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)- một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hấp thu tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng thương dân sâu sắc và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha. Chứng kiến cảnh quê hương bị đọa đày bởi thực dân Pháp và tay sai, đất nước rơi vào tình cảnh thuộc địa, các phong trào đấu tranh đều thất bại. Làm sao để giải phóng dân tộc, mang lại ruộng đất cho dây cày? Làm sao để nhân dân ta được ấm no, hạnh phúc? Là những câu hỏi của các thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ.

Với lòng yêu nước thiết tha và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, ngày 05-6-1911, Nguyễn Tất Thành – Văn Ba rời quê hương tại Cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, mở đầu hành trình tìm đường cứu nước trong 30 năm của Người. Bất cứ ai sống cùng thời với Bác Hồ, hoặc được Bác đào tạo lý luận cách mạng, được tiếp xúc với Bác hoặc cùng tham gia chiến trường vào sinh ra tử cùng thời với Bác Hồ mới thấu hiểu hết tấm lòng mà Bác Hồ dành cho dân tộc Việt Nam.

Năm 1946, khi đã là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã trả lời các nhà báo: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[2].

 “Ham muốn tột bật” là sự ham muốn thiết tha nhất, duy nhất. Sự ham muốn tột bậc đã chiếm lĩnh toàn bộ trái tim, toàn bộ tâm hồn Bác. Không có một ham muốn nào khác, đam mê nào khác có thể chen vào trái tim, chen vào tâm hồn Bác ngoài ham muốn nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính sự ham muốn tột bậc đó đã tạo nên tình yêu nước, thương dân không bờ bến. Suốt đời Bác Hồ làm việc không giây phút nào ngơi cũng là có sự ham muốn tột bậc đó. Chính nhờ sự “ham muốn tột bậc” nên Bác Hồ có được một nghị lực phi thường để chiến thắng mọi khó khăn gian khổ, mọi cám dỗ tầm thường-chiến thắng cả bệnh tật để làm việc không ngừng cho dân, cho nước. Cũng nhờ sự ham muốn đó mà Bác Hồ không ngừng học tập, rèn luyện để có một tài năng tuyệt vời, trở thành “Danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc”.

Với kiến thức uyên bác cùng với đạo đức trong sáng mênh mông, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại đi tới những thắng lợi của cách mạng nước ta.

Cả cuộc đời, Bác đã cống hiến và hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác Hồ không có thời gian để nghĩ đến riêng mình. Thế giới ngợi ca Hồ Chủ tịch bởi vì cuộc đời của Người “trong như ánh sáng”, không gợn một chút riêng tư. Trái tim vĩ đại của Bác Hồ bao giờ cũng hoà nhịp đập với đồng bào bị áp bức đau khổ. Bác Hồ không có gia đình riêng vì toàn bộ trái tim, khối óc của Bác đều dành cho đồng bào, Tổ quốc. Do đó, mà người Việt Nam ai cũng nhận là con cháu của Bác Hồ- Cha già kính yêu của dân tộc!

Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yên giấc ngàn thu, để lại cho dân tộc Việt Nam một niềm tiếc thương vô hạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời!

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Bác Hồ vẫn còn mãi trong tim mỗi người dân nước Việt cũng như bạn bè năm châu. Ai cũng thấy ở Bác tình cảm thân thương, trìu mến về một vị Cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ tài ba, lỗi lạc của đất nước. Với dân tộc Việt Nam, Bác Hồ thật vĩ đại. Bởi Bác là người mang ánh sáng đến cho dân tộc ta và đã giúp nhân dân Việt Nam ta tìm ra con đường giải phóng dân tộc và đưa đất nước ta phát triển đi lên như ngày hôm nay. Tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[3]. Là một người con của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu với khát vọng đưa đất nước vượt qua các trở ngại của quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, đúng theo tâm nguyện cháy bỏng của Bác Hồ.

ThS.Lê Tuấn Thu - Khoa xây dựng Đảng, Trường Chính trị Tây Ninh



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.627.
[2] Hồ Chí Minh: Tuyển tập 2 (1945- 1954), Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, tr.46
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.1, tr.34.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,741
  • Tháng hiện tại26,542
  • Tổng lượt truy cập1,352,677
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây