Chàng Kỹ sư chân đất

Thứ bảy - 02/12/2017 00:19 308 0

Chàng Kỹ sư chân đất

Chàng Kỹ sư chân đất

    Sinh và lớn lên trong 1 gia đình rặc nghề nông, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng  anh Nguyễn Thanh Bình (33 tuổi, ngụ ấp Tân Hoà, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh tỉnh Tây Ninh) đã chế tạo được máy làm kiềng đỡ chén hứng mủ cao su độc đáo.

     Được nhìn tận mắt dàn máy làm kiềng đỡ chén hứng mủ cao su do anh Bình chế tạo ít ai dám nghĩ rằng anh là dân tay ngang. Anh Bình kể, gia đình sinh sống bằng nghề nông, từ khi biết lao động cuộc đời anh đã gắn liền bằng nghề trồng, chăm sóc cây mãng cầu. Tình cờ một lần đi làm vườn thuê, anh thấy một người dân đang loay hoay sửa lại máy chặt kẽm, một công đoạn để làm kiềng đỡ chén hứng mủ cao su. Tò mò, anh đứng lại quan sát và giúp chỉ ra được lỗi ở khâu dao chặt kẽm và người này đã sửa được. Anh Bình hỏi sao không đặt làm chiếc máy vừa chặt kẽm, vừa làm kiềng cho đỡ tốn công. Nghe vậy, người này thở dài nói đã đặt ở thành phố Hồ Chí Minh từ 2 năm trước rồi mà vẫn không có máy nào như vậy. Nghe đến đây, anh nghĩ ngay đến việc sẽ tự nghiên cứu chế tạo ra chiếc máy "2 trong 1" này (chiếc máy với công dụng vừa chặt kẽm vừa làm kiềng thành phẩm đỡ chén mủ). Nhưng suy nghĩ để chế tạo được chiếc máy là một chuyện, cái khó nhất là anh Bình không biết chút gì về máy móc.

anh Bình bên chiếc máy làm kiềng đỡ chén hứng mủ cao su

     Quyết tâm thực hiện ý định của mình, nhiều tháng sau đó, cứ ban ngày đi làm vườn tối đến anh Bình lại mở điện thoại lên mạng internet tìm hiểu về nguyên lý hoạt động các loại máy móc. Anh liên tưởng đến những công đoạn làm thủ công từ khâu chặt kẽm đến khâu làm kiềng rồi phác thảo ra trong đầu. Những hình vẽ nguệch ngoạc do nghĩ sao vẽ vậy của chàng kỹ sư chân đất dần cũng được định hình. Song, anh Bình mua sắt hình V63 rồi nhờ thợ hàn về tận nhà hàn lại thành khung theo ý mình. Rồi anh cũng tìm mua các thiết bị khác gồm trục, bạc đạn, bánh răng, dao chặt...Thiết bị nào không biết gọi tên thì anh tả hình dáng để tiệm bán. Chiếc máy hoàn thiện sau 11 tháng anh Bình tự mày mò, nghiên cứu và khiến anh sụt gần 14 kg vì thiếu ăn, mất ngủ.

     Anh Bình nhoẻn miệng cười, nói “Thật sự đây là một ý định liều lĩnh đối với mình. Bản thân mình là con một, khi quyết định thực hiện, mẹ mình rất lo lắng cho sức khỏe, còn ba có lúc cấm không cho làm. Bản thân mình phải về bên nhà của vợ để tiếp tục thực hiện”.

     Chiếc máy sử dụng mô tơ 2 mã lực và hộp giảm tốc để điều chỉnh tốc độ quay. Từ hộp giảm tốc sẽ truyền lực kéo lên các trục xoay của máy. Kẽm từ ngoài vào qua bộ phận xoay để nắn thẳng dây kẽm rồi đến hai trục kéo kẽm. Từ đây kẽm được đưa đến dao chặt, rồi được chuyển xuống bộ phận quấn kiềng. Đến đây, hai đầu kẽm được hai cần gạt uốn thành 2 chân kiềng nhỏ. Sau đó hai tay quay sẽ quay 5/4 vòng để quấn lỗ cột dây. Tiếp theo bộ phận cần đập sẽ dập xuống một lực tạo ra chiếc kiềng hoàn chỉnh. Một cần gạt nhỏ trong máy có tác dụng đẩy kiềng thành phẩm ra ngoài. Và dòng kẽm mới sẽ được đẩy vào để làm kiềng tiếp theo.

     Để có được chiếc máy hoàn chỉnh, anh Bình phải tự mình tìm cách khắc phục hàng loạt những trục trặc bất đắc dĩ khi máy bắt đầu được khởi động chạy máy. Lúc đầu dao chặt không phù hợp nên kẽm đưa vào không chặt được, dẫn đến dây kẽm bị cong, quẹo; đến khi sửa lại dao chặt được thì bộ phận quấn chân kiềng không đều nhau rồi đến bộ phận dập bị kẹt kẽm...

anh mua cả máy tiện về nhà để dễ dàng thực hiện sáng chế máy

     Anh Bình chia sẻ: "Kiềng để chén mủ là khâu khá quan trọng vì kiềng giúp giữ cố định chén chứa mủ. Trên thực tế, nếu kiềng không đều và yếu khi đỡ chén chứa mủ dẫn đến chén sẽ bị  nghiêng dẫn đến mủ bị đổ, thất thu cho người trồng. Bên cạnh đó, làm thủ công năng suất thấp, sản phẩm ít dẫn đến không đủ nhu cầu cung cấp cho thị trường".

     Hiện chiếc máy "2 trong 1" chỉ với một nhân công điều khiển có thể làm được 1.140 cái kiềng/ giờ. Trong khi nếu làm thủ công, công nhân phải trải qua công đoạn sử dụng máy chặt kẽm, sau đó đến các công đoạn uốn bằng tay và với một người giỏi chỉ làm được 400 cái/ giờ. Mặc khác, chiếc máy của anh Bình sử dụng mô tơ 2 mã lực bằng công suất của mô tơ máy chặt kẽm nhưng lại làm thêm được cả công đoạn làm kiềng nên tiết kiệm được chi phí sản xuất gấp đôi. Đồng thời, để giảm chi phí, anh Bình đã tự mày mò học làm các công đoạn hàn, tiện để chủ động. Hiện nay anh Bình cùng người anh hoàn thiện một chiếc máy thành phẩm chỉ trong vòng 20 ngày. Và 9 sản phẩm máy làm kiềng đỡ chén hứng mủ cao su độc đáo mang tên 2 Bình đã được xuất bán đi các tỉnh lân cận và campuchia.

 Đ.K – D.P

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay1,578
  • Tháng hiện tại42,901
  • Tổng lượt truy cập1,414,396
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây