NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?

Thứ hai - 05/07/2021 21:53 187 0

NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?

NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?
Người lính Hoa Kỳ trong bức ảnh trên là Dewey Wayne Waddell. Anh bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ vào vào 05/07/1967. Lần bị bắn hạ ấy cũng là lần thứ 47 anh tham gia vào một nhiệm vụ không kích tại chiến trường Việt Nam. Không ai tính được là trong mấy chục lần không kích trước đây, bao nhiêu người Việt đã ngã xuống, bao nhiêu gia đình đã mất đi người thân, bao nhiêu nhà cửa, công trình đã bị phá hủy…
Dewey Wayne Waddell cho biết khi bị bắn hạ, anh chỉ kịp bung dù ra và lát sau đã rơi xuống mặt đất. Nhiều người dân thấy anh, họ nhìn phi công này với ánh mắt căm thù và oán hận. Dewey Wayne Waddell tiến lộ với tờ TIME rằng những người dân Việt Nam mà anh ta gặp đều muốn giết anh ta. “Nhưng thật may là họ không giết tôi, họ chỉ muốn bắt tôi” - phi công này cho biết.
Một viên phi công khác giấu tên cũng trả lời trên tờ TIME, cho biết khi anh được đưa về Hanoi Hilton, nhiều người Việt Nam nhìn anh với gương mặt bực tức và oán hận. Nhưng họ không làm gì cả, chỉ nhìn chiếc xe đi qua.
William Reeder Jr, một phi công khác bị bắn hạ tại chiến trường Việt Nam cho biết không có bất cứ lòng tốt nào được thể hiện từ những người bắt giữ anh - những người lính cộng sản, trừ một vài lần anh được hút thuốc. Anh này cũng kể lại về một số lòng tốt của người dân nơi anh đi qua, họ biết anh là phi công Mỹ, người thân của họ đã ngã xuống vì máy bay Mỹ, họ nhìn anh với một cái nhìn đầy ám thị. Và chỉ nhìn thôi.
Đại tá Will Gideon, cựu Chỉ huy trưởng Phi đội Tiếp tế Không vận 437, cũng bị bắn rơi vào một phi vụ vào năm 1966. Vị đại tá này bị ngất xỉu, khi thức giấc, anh này thấy chân trái của mình được bó bột, còn vai và đầu được băng gạc. Với lòng kiêu hãnh của một tù binh, Gideon đã quyết định từ chối các bữa ăn không đầy đủ từ phía quân đội Bắc Việt, có lẽ anh này lo sợ về một tình huống ám sát. Nhưng sau đó, Gideon quyết định nghe theo lời của một sĩ quan khác là Browning, ăn một bát cơm và rồi một bát nữa, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Một phi công nổi tiếng sau này là John McCain đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch sau khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Rất đông thanh niên Việt Nam đã nhảy xuống cứu ông và đưa ông ra khỏi đám đông đang rất thù hằn và kích động. Sau này, một số nguồn tin dẫn lời John McCain cho biết là người dân nhìn ông như muốn lao vào ông "ăn thua đủ", nhưng họ không có hành động gì cả.
Hơn 6,1 triệu tấn bom đạn đã được “trải thảm” xuống Việt Nam, nhiều gấp 3 lần số bom đạn tại Thế chiến 2, hơn 76 triệu lít hóa học diệt cỏ được “tưới” xuống các cánh rừng, cánh đồng ở Việt Nam nhằm làm lộ diện các con đường hành quân và phá hoại mùa mạng. Hơn 200 ngàn dân thường thương vong, khoảng 100 ngàn gia đình mất nhà cửa hoặc hư hại do những thiết bị bay từ không quân Hoa Kỳ.
Với những con số ấy, đủ để minh chứng cho hai thứ gọi là “tội ác” và chính thứ tội ác đó tạo ra một lòng căm thù trong những người Việt. Nhưng sự căm thù ấy, được trả lại bằng hai chữ “chiến đấu”, bằng lực lượng phòng không - không quân, bằng tên lửa, bằng máy bay, bằng cao xạ hoặc AK… Chứ không phải bằng lao vào hành hung, đánh đập hay giết hại những “giặc lái”.
Will Gideon nhiều lần từng trả lời truyền thông Hoa Kỳ rằng ông bị thẩm vấn, bắt giam, tra khảo. Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng khá phức tạp. Theo chính sách từ phía ta, khẩu phần ăn của lính Mỹ bị bắt giam tương đương với khẩu phần của các sĩ quan quân đội cao cấp, phía ta cũng nhờ Đại sứ quán Pháp kết nối với phía Mỹ nhằm hỗ trợ đồ ăn, lương thực, liên lạc với gia đình lính Mỹ. Nói tóm lại, một tù binh Mỹ có suất ăn ngang với một gia đình ở Hà Nội, thậm chí có nhiều đồ ăn ngoại mà chỉ có những người giàu có mới được nếm thử. Vào mỗi ngày lễ đặc biệt của người Mỹ, phía ta đều tổ chức cho họ. Vì họ, ngoài tư cách là tù binh, là cũng là một trong những chiến lược ngoại giao của phía ta.
Về cuối đời, Will Gideon có trả lời rằng ông không có ác cảm với những người Bắc Việt - những người từng giam giữ ông và thậm chí có những cái nhìn thiện cảm hơn về họ. Và nhiều người cũng như Will Gideon, nhiều người phi công Mỹ quay trở lại Việt Nam, gặp những người lính Bắc Việt xưa cũ.
“Nếu tôi là họ, có người thân, bạn bè chết vì bom đạn như họ, tôi không dám chắc là sẽ hành động bình tĩnh được như họ”
Sĩ quan Robert P.Chenoweth cho biết ông ở Hà Nội vào đúng những ngày Điện Biên Phủ trên không, ai cũng lo lắng là sẽ bị bom đạn đánh trúng. Những người lính Mỹ nghĩ rằng những người quản giáo Việt Nam sẽ bỏ họ mà đi lánh nạn nhưng mà không. Những người quản giáo Việt Nam vẫn ở lại, còn nói rằng sẽ tặng ông một chiếc ấm tích vào ngày mà ông được trở về Mỹ. Sĩ quan này cho biết cũng từ lúc ấy, ông nhận ra được chính nghĩa từ những người Việt Nam.
Tư liệu tham khảo
1. Vietnam War Facts, Costs and Timeline - The Balance
2. The Incredible Story Behind a Haunting Picture of a POW in Vietnam - TIME
3. 40 years later: former Charleston Airman, Vietnam POW looks back - Joint Base Charleston
4. Shot Down in Vietnam: A former U.S. Army pilot’s memoir of combat and captivity - airspacemag
5. Giọt nước mắt người cựu tù phi công Mỹ - Báo Nhân Dân
Và một số tư liệu khác
Châu Minh lược ghi

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay945
  • Tháng hiện tại31,418
  • Tổng lượt truy cập1,309,168
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây