Người thầy với nhiệm vụ 'cô giáo mầm non' ở Trường Sa

Thứ tư - 21/02/2024 10:33 10 0

Người thầy với nhiệm vụ 'cô giáo mầm non' ở Trường Sa

Ở đất liền, hình ảnh thường thấy nhất là cô giáo sẽ đứng lớp mầm non. Tuy nhiên, ở thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà), hình ảnh gây xúc động nhất chính là các em độ tuổi mầm non trong trường tiểu học Trường Sa được dạy dỗ bởi thầy Cao Văn Truyền.

Khó có thể hình dung được thầy Cao Văn Truyền chăm sóc, dạy dỗ các cháu nhỏ một cách dịu dàng, khéo léo, ân cần không kém các cô giáo mầm non đồng nghiệp trong đất liền.

Thầy Truyền luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được cống hiến niềm đam mê và sức trẻ của mình cho sự nghiệp gieo chữ ở dải đất thiêng liêng của tổ quốc, đảo nhỏ giữa biển khơi 4 mùa sóng vỗ này.

Thầy Truyền thổ lộ: “Mỗi khi đến lớp, các bé rất hớn hở, đó cũng là một động lực để mình phấn đấu hơn mỗi ngày. Các cháu ở đây thuộc nhiều độ tuổi, nhiều lớp khác nhau nên việc dạy và học gặp không ít vấn đề nghiệp vụ sư phạm. Chính vì thế, tôi phân các cháu là thành các nhóm với các tiết dạy khác nhau. Ví dụ như các cháu nhỏ hơn thì các cháu học tô, còn các chị lớn thì học số học, nhận biết các hình khối và các chữ cái. Các cháu ở nhiều độ tuổi thì tâm sinh lý của các cháu nó sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung thì các cháu ở đây rất chăm ngoan và chịu khó học tập, đi học rất thường xuyên, phối hợp trong việc dạy của thầy rất tốt”.

Bên cạnh lớp mẫu giáo, lớp Tiểu học của thầy Lê Xuân Hạnh có 2 nhóm học sinh ở 2 trình độ là lớp 2 và lớp 3. Mỗi tiết học thầy phải sắp xếp phân bổ thời gian để giao bài tập cho 1 nhóm rồi quay sang giảng lý thuyết, hướng dẫn học tập cho nhóm còn lại. Sau đó, làm ngược lại, giao bài tập rèn luyện kỹ năng, ghi nhớ kiến thức cho nhóm vừa dạy lý thuyết rồi quay sang sửa bài tập và hướng dẫn bài mới cho nhóm đầu tiên.

Sự lễ phép và hồn nhiên của các bé lớp thầy Hạnh luôn mang lại cảm xúc khôn tả cho những vị khách. "Con tặng cô con thuyền để góp vào bài hát Đất nước và cánh sóng ạ", Vy Quý Đăng, đang theo học chương trình lớp 2 nói với ca sĩ Hoàng Yến.

Thầy Hạnh kể: “Lớp học tôi đang chủ nhiệm ở đây có ba cháu, 2 cháu học lớp hai, còn một cháu học lớp ba. Các cháu ở đây gặp nhiều khó khăn, không được thuận lợi như trong đất liền. Thứ nhất là không được học một số môn như Tiếng Anh, Nhạc. Thứ hai là số học sinh trong lớp rất ít. Vì thế, khi tôi vận dụng phương pháp giảng dạy, ví dụ như phương pháp thảo luận nhóm thì không đạt yêu cầu. Còn về chương trình giảng dạy cho các cháu thì tôi cũng dạy bình thường như chương trình trong đất liền. Hiện trường cũng còn thiếu màn hình ti vi kết nối với máy tính để có thể triển khai các bài giảng mang tính trực quan cao. Thời gian tới nếu được bố trí thì các em sẽ học tốt hơn, dễ tiếp thu hơn”.

Theo Tiền Phong

Tác giả bài viết: tinhdoan.tayninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay1,412
  • Tháng hiện tại42,735
  • Tổng lượt truy cập1,414,230
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây