Cải cách, đổi mới để đi tới chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Thứ ba - 09/02/2021 23:54 1.813 0

Cải cách, đổi mới để đi tới chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Cải cách, đổi mới để đi tới chủ nghĩa xã hội hiện thực.

1. Quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội

Quan niệm về chủ nghĩa xã hội hay mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa cũng được C.Mác – Ph.Ănghen phác thảo, dự báo trên những nét cơ bản. Điểm đáng lưu ý là mô hình kinh điển đó, như mọi người hiện nay đều hiểu, là mô hình của chủ nghĩa xã hội phát triển. Còn mô hình của chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ như thế nào, lại tùy thuộc vào sự quy định của “mảnh đất hiện thực” của mỗi quốc gia. V.I.Lênin là người có công lớn trong việc chỉ ra những khác biệt của mô hình chủ nghĩa xã hội trong từng giai đoạn, đặc biệt là mô hình chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ mà NEP là những chỉ dẫn kinh điển.

Cụm Thi đua số 2 - Thành Đoàn TP.HCM và Tỉnh đoàn Tây Ninh thăm tặng quà tại chốt phòng dịch tuyến biên giới.Ảnh: Thanh Nhựt

Lý luận về chủ nghĩa xã hội ngày một đầy đủ và phù hợp thực tế hơn. Thông qua cải cách, đổi mới, đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, như: Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc gắn với cách mạng, mở cửa; mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, gắn với đổi mới, hội nhập; mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Cuba; mô hình chủ nghĩa xã hội ở Lào… 

Sự xuất hiện các mô hình chủ nghĩa xã hội và những biện pháp mới thời kỳ cải cách, đổi mới vừa khẳng định sức sống của chủ nghĩa xã hội, vừa là thành tựu lý luận quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay. Có thể chỉ ra những điểm tương đồng của các mô hình chủ nghĩa xã hội sau đây: 

Một là, các nước kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, đổi mới. Điểm nổi bật là nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước đều bám sát hơn vào thực tiễn và việc vận dụng lý luận đúng đắn và ngày càng sáng tạo phù hợp. Hướng và nội dung điều chỉnh là từ đặc điểm của quốc gia và xây dựng mô hình phản ánh những nguyên lý chung của chủ nghĩa xã hội khoa học và mang những đặc thù của dân tộc và thời đại. Độc lập, tự do, công bằng, dân chủ và phát triển là những giá trị lớn được phản ánh trong các mô hình này.

Hai là, quá trình cải cách, đổi mới của các nước đều bắt đầu từ sự điều chỉnh quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Tất cả các nước đều điều chỉnh mô hình của mình theo nội hàm: chủ nghĩa xã hội trước hết là phát triển sản xuất. Mệnh lệnh thực tiễn ấy xuất phát từ quy luật kinh tế cơ bản của các hình thái kinh tế xã hội mà Mác đã vạch ra; hơn nữa “làm tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên”(1) không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân khi nắm chính quyền mà còn là cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở những nước đang phát triển. Phải phát triển sản xuất mạnh mẽ để từ đó đạt được công bằng, bình đẳng thực chất chứ không phải bình quân trong thiếu thốn. Đó là một nhận thức khoa học.

Ba là, hầu hết các nước(2) đều coi lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là nền tảng lý luận cho quá trình đổi mới quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội, khẳng định: Đảng Cộng sản cầm quyền, nhất nguyên chính trị; công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ thể – chủ đạo; phân phối theo lao động là nguyên tắc chủ yếu kết hợp với phân phối theo kết quả sản xuất, kinh doanh, vốn góp và phúc lợi xã hội… Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, hệ giá trị xã hội chủ nghĩa được thừa nhận là hệ giá trị chủ đạo của xã hội, công tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin trong xã hội được đẩy mạnh… 

Bốn là, các mô hình đều mang dấu ấn từ “mảnh đất hiện thực” và chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Có sự khác biệt trong các mô hình chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới, nhưng đó là sự phản ánh tính chất sinh động, sáng tạo trong việc vận dụng lý luận vào mỗi “mảnh đất hiện thực” của từng quốc gia. Tên gọi của mô hình mới cũng phản ánh một phần vấn đề này, chẳng hạn: chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, “cập nhật hóa mô hình kinh tế xã hội” ở Cuba… Có một điểm chung là đều chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm về mô hình theo tinh thần “cầu đồng, tồn dị” (hướng tới cái tương đồng, chấp nhận những khác biệt). Tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa các đảng, quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau có thể là nguyên nhân của thái độ này. 

Năm là, đa số mô hình mới qua thể nghiệm đã được thực tiễn xác nhận đạt được thành công nhất định. Mô hình mới của chủ nghĩa xã hội trải qua đã vài thập niên (Trung Quốc hơn 40 năm; Việt Nam, Lào hơn 30 năm) và đã giúp chủ nghĩa xã hội hiện thực vượt qua tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội, giữ vững chế độ chính trị, phát triển mạnh mẽ và hội nhập tích cực, chủ động với thế giới. Thực tiễn đó xác nhận tính đúng đắn và khả năng cải cách, đổi mới nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội của các nước. 

Tuy vậy, các mô hình này đều phải đối diện với một số vấn đề trong quá trình cải cách, đổi mới, như: Lúng túng trong chuyển đổi cơ chế đảng lãnh đạo nhà nước, chậm thể chế hóa đường lối thành pháp luật, đổi mới chính trị có dấu hiệu chậm hơn so với yêu cầu của đổi mới kinh tế; năng lực khống chế những mặt trái của kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế chưa thật sự đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững… Nhiều vấn đề cũng theo đó chưa được tường minh và cần nhiều hơn nữa những đổi mới về lý luận. 

Tỉnh đoàn Tây Ninh thăm tặng quà cán bộ chiến sỹ chốt phòng dịch nhân dịp tết cổ truyền dân tộc.Ảnh: Thanh Nhựt

2. Đổi mới biện pháp, con đường

Từ quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đây, trải qua nhiều thử nghiệm và trả giá, quan niệm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nhiều quốc gia đã ngày càng rõ hơn trên những nét cơ bản. Đây là một trong những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Cải cách và đổi mới đã mở ra những quan niệm mới về các công cụ, biện pháp, phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng những tiêu chí thực tiễn để đánh giá tư duy mới. Chẳng hạn, nhiều thành tựu văn minh của nhân loại đã được nhìn nhận và vận dụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, như kinh tế thị trường, động lực lợi ích, nhà nước pháp quyền, các quy luật công nghiệp hóa… Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đều thừa nhận vai trò của kinh tế thị trường trong việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao đời sống nhân dân; thị trường không chỉ là cơ chế vận hành mà còn là thuộc tính nội tại của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Theo đó, có quốc gia gọi đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có quốc gia gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, trong thời kỳ cải cách, đổi mới, dù mới chỉ qua khoảng gần nửa thế kỷ nhưng chúng ta đã thấy một chủ nghĩa xã hội mới với diện mạo và sức sống đầy sinh động, sáng tạo. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học đã được làm mới, cập nhật và phát triển thêm rất nhiều theo hướng ngày càng gần gũi với “mảnh đất hiện thực” của từng nước và xu thế thời đại. Thành tựu thực tiễn là thước đo của nhận thức lý luận, chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là thành tựu lớn nhất của cải cách, đổi mới. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan tất yếu theo nhu cầu tự thân của loài người vươn tới công bằng, văn minh, thiện mỹ./.

————————

(1) C.Mác – Ph.Ăng-ghen: Toàn tập,  Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 4,  tr. 627 

(2) Triều Tiên lấy tư tưởng Chủ thể làm cơ sở tư tưởng và phương pháp luận để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Châu Minh (lược đăng)

Nguồn: https://huongsenviet.com/

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay1,155
  • Tháng hiện tại1,155
  • Tổng lượt truy cập1,278,905
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây