Nhờ vậy, mỗi học sinh dễ dàng trao đổi cá loại sách khác nhau nhằm giúp các em tiếp cận được nhiều quyển sách hay và bổ ích. Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, các thầy cô của trường còn hướng dẫn cho các em các kỹ năng đọc sách cơ bản cũng như định hướng cho học sinh cách chọn lựa các đầu sách hay, những cuốn sách bổ ích trang bị cho các em kiến thức cần thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Nhiều ý nghĩa từ mô hình "Góc trao đổi sách"
Mô hình còn mang ý nghĩa tăng cường, hình thành thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi, hỗ trợ và đồng hành cùng thiếu nhi trong học tập, rèn luyện, phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa, tinh thần. Đồng thời, đây cũng là không gian sinh hoạt và giáo dục truyền thống của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Năm học 2023 – 2024, các đơn vị đã có Kế hoạch về việc triển khai mô hình “Góc trao đổi sách” đến Hội đồng Đội các xã, thị trấn và các liên đội với phương châm “Chia sẻ tri thức – Chia sẻ ước mơ”. Hội đồng Đội thị xã Hoà Thành và huyện Châu Thành là các đơn vị tiêu biểu trong triển khai mô hình.
Các bạn học sinh tham gia góc trao đổi sách vào giờ ra chơi
Kết quả, trong năm học 2023 – 2024, đã triển khai thực hiện mô hình “Góc trao đổi sách”. Toàn tỉnh đã thực hiện được 1.526 lần với 834.962 lượt trao đổi, với 121.271 cuốn sách, thu hút hơn 117.399 đội viên, nhi đồng tham gia. Đồng thời, vận động nguồn xã hội hoá được 7.086 cuốn sách đến 112 liên đội trên địa bàn.
Việc thực hiện mô hình "Góc trao đổi sách" còn mang nhiều ý nghĩa, thiết thực nhằm thể hiện sự quan tâm, chung tay, đồng hành của tổ chức Đoàn, Đội trong việc chăm lo cho các em thiếu niên, nhi đồng.
Tác giả bài viết: Ban TTNTH
Ý kiến bạn đọc