Những yếu tố cần lưu tâm khi khởi nghiệp là: thời điểm, nhóm người, ý tưởng, mô hình và vốn. Về thời điểm phải thực hiện “4 đúng” (đúng lúc, đúng nơi, đúng tiến độ và đúng người). Nhóm người thì cần “4 có” (có sức khỏe tốt và sức hấp dẫn, có những thói quen tốt, có tâm tốt và đặc biệt là có nhiều tài). Ý tưởng là thực hiện đúng “4 làm” (làm đúng cái đang bị sai, làm hoàn hảo cái đang tốt, làm để có cái chưa có và phải làm được một dấu ấn để lại). Về mô hình thì có “4 biết” (biết khách hàng, biết giá trị tạo ra, biết tiếp thị và biết đổi lấy giá trị). Và cuối cùng là vốn, muốn có vốn thì có “4 cần” (cần thời gian, cần kiến thức, cần kinh nghiệm và cần tiền).
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ
(Nhà khoa học và doanh nhân thành đạt tại VN - Canada, Ảnh: Báo doanhnhansaigon)
“Thành công không phải là một yếu tố bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nỗ lực” là quan điểm của triệu phú người Singapore
Adam Khoo.
Theo ông, cốt lõi của thành công trong kinh doanh không phải là sự thuận lợi của các điều kiện khách quan mà là nỗ lực bền bỉ của người kinh doanh.Không ai có thể kiểm soát được những sự kiện sẽ xảy đến với mình, nhưng mọi người đều có thể kiểm soát được cách mà mình phản ứng với những sự kiện đó. Và thực chất, cách phản ứng mới là yếu tố quyết định thành công của một cá nhân,Adam Khoo nói.
Cụ thể có 3 điều sau mà các doanh nhân, đặc biệt là các bạn trẻ đang ở giai đoạn khởi nghiệp nên chú ý:
1.Xác định mục tiêu rõ ràng
Từ kinh nghiệm cá nhân, Adam Khoo cũng cho rằng việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ định hướng cho cá nhân đó phác thảo ra được con đường và những nguồn lực bản thân cần tìm kiếm để tạo lập sự nghiệp. Khi đó, khả năng nhận biết các cơ hội tiềm năng cũng sắc bén hơn.
- Niềm tin
Mục tiêu định hướng đường đi như chính niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân và khát khao thành công mới là nguồn nguyên liệu thúc đẩy cá nhân nỗ lực thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Mỗi người đều có một mục tiêu làm giàu khác nhau. Song điểm chung chính là những mục tiêu này sẽ thôi thúc cá nhân không bỏ cuộc.
“Những thời điểm gặp thất bại hay khó khăn, các bạn nên nghĩ đến lý do vì sao mình bắt đầu và hãy lấy động lực từ đó để đứng dậy“.
Bí quyết khởi nghiệp thành công cho sinh viên Bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp, nhưng mơ ước và muc tiêu tương lại của bạn không phải là tìm kiếm một việc làm trong các công ty, mà là kế hoạch kinh doanh mà bạn ấp ủ bao lâu nay. Đó là quá trình khởi nghiệp nhiều gian nan cả về tài chính lẫn năng lực, khi bạn chưa có kinh nghiệm nhiều về môi trường thực tế. Tuy nhiên, cuộc đời này không có gì là không thể, nếu bạn dám ước mơ, dám theo đuổi nó dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Chiến lược
Trong quá trình kinh doanh, thất bại là điều hiển nhiên các doanh nhân đều phải đối diện. Theo phân tích của Adam Khoo, có 3 dạng thức chung khi đối diện với thất bại.
Tuýp người đầu tiên là những cá nhân bỏ cuộc ngay từ lần thất bại đầu tiên. Những người này thường đổ lỗi nguyên nhân thất bại cho tất thảy mọi thứ xung quanh, trừ họ. Lâu dần, những suy nghĩ bi quan sẽ hình thành như: tôi không có khả năng làm gì cả, tôi không thể thành công, cuộc sống quá khắc nghiệt, kinh doanh quá khó với tôi… Những suy nghĩ này ngăn cản cá nhân đó tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề. Adam Khoo nhìn nhận, nếu không thay đổi suy nghĩ và dấn thân nhiều hơn thì tuýp người này không thể nào thành công.
Tuýp người thứ hai là những cá nhân không bao giờ bỏ cuộc khi thất bại. Họ luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu cho đến khi không còn đủ khả năng để tiếp tục. Vấn đề của tuýp người này chính là kiên trì thôi chưa đủ, cần phải tỉnh táo nhận ra lý do vì sao mình thất bại để sửa sai. “Nếu bạn làm mọi thứ nhiều lần cùng một cách thì chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến cùng một kết quả”, Adam nhận xét.
Tuýp người thứ ba mà Adam Khoo đề cập đến chính là những cá nhân hội tụ được sự kiên trì và tỉnh táo khi kinh doanh. Bên cạnh niềm tin vững chắc để kiên trì theo đuổi mục tiêu thì mỗi cá nhân cần xây dựng chiến lược phù hợp cho sự nghiệp của mình. Nếu chiến lược thất bại thì điều các doanh nhân trẻ cần làm là ngừng chỉ trích sự yếu kém của bản thân hoặc đổ lỗi cho yếu tố khách quan, hãy tỉnh táo tìm kiếm nguyên nhân thất bại để điều chỉnh một chiến lược mới tốt hơn.
(nguồn Zing blog)