Các dự án  “Khởi nghiệp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”  tiêu biểu của thanh niên trong năm 2023

Thứ ba - 28/11/2023 08:35 589 0

Nhằm thúc hỗ trợ, thúc đầy các dự án khởi nghiệp của thanh niên về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã hỗ trợ 05 dự án khởi nghiệp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hình thức thiết thực và hiệu quả.

Tỉnh đoàn phối hợp Đài phát thanh và truyền hình Tây Ninh hỗ trợ 02 dự án quảng bá sản phẩm gồm: “Sản xuất nhang thảo dược An Nhiên Hương chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên” của chị Huỳnh Lê Minh Thư và dự án “Tái chế dầu ăn đã qua chế biến thành chất rửa sinh học” của chị Nguyễn Thị Hiếu Trang – huyện Châu Thành.

Chị Huỳnh Lê Minh Thư – thị xã Hòa Thành với dự án “Sản xuất nhang thảo dược An Nhiên Hương chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên”

Đối với dự án “Sản xuất nhang thảo dược An Nhiên Hương chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên” của chị Huỳnh Lê Minh Thư – thị xã Hòa Thành, việc sản xuất nhang từ vỏ trái Mãng Cầu đã thể hiện điểm mới của sản phẩm so với các chất liệu truyền thống đã có; đồng thời, tác giả đã góp phần gửi gắm hình ảnh thương hiệu trái mãng cầu Bà Đen Tây Ninh thông qua hương thơm kết tinh bên trong sản phẩm. Điểm đặc biệt thứ hai của dự án là sự kết hợp với thảo mộc tự nhiên, được thể hiện qua quá trình tẩm màu chân nhang từ củ dền; điều này nhằm đảm bảo 100% nhang sạch và góp phần bảo vệ môi trường với biến đổi khí hậu. Qua đó, tác giả Huỳnh Lê Minh Thư đã thể hiện được năng lực sáng tạo của tuổi trẻ Tây Ninh và đóng góp dự án vào công cuộc chuyển đổi xanh của tỉnh.

Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hiếu Trang – huyện Châu Thành với dự án “Tái chế dầu ăn đã qua chế biến thành chất rửa sinh học”

Đối với dự án “Tái chế dầu ăn đã qua chế biến thành chất rửa sinh học” của chị Nguyễn Thị Hiếu Trang – huyện Châu Thành, sáng kiến này xuất phát từ việc nhận thấy dầu ăn đã qua sử dụng bị đổ bỏ không đúng cách có thể gây hại cho môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu quá trình tái chế sản phẩm độc hại đó thành chất tẩy rửa sinh học kết hợp với tinh chất polyphenol được chiết xuất từ trái mãng cầu non và vỏ mãng cầu Bà Đen nhằm tạo ra sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi cho con người và quảng bá thương hiệu đặc sản của Tây Ninh. Với tinh thần phục vụ cho cộng đồng và năng lực nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Thị Hiếu Trang đã đóng góp dự án khởi nghiệp vào quá trình bảo vệ môi trường với biến đổi khí hậu thông qua đặc sản mãng cầu Tây Ninh.

Tỉnh đoàn phối hợp Hội Doanh nhân trẻ và phân công thành viên Hội đồng chuyên gia thẩm định “Ý tưởng – Dự án khởi nghiệp” của Tỉnh đoàn hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng, dự án và hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 do UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức và đạt giải khuyết khích đối với 02 dự án gồm: dự án “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh với nguyên liệu là bã cà phê được thu gom từ các quán cà phê” của anh Lưu Quang Phúc và dự án “Phân hữu cơ lục bình” của nhóm tác giả Đoàn Minh Quang và Trần Quốc Khanh

Anh Ngô Trần Ngọc Quốc (bên trái chủ dự án - người đúng giữa) đồng hành cùng 02 dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh năm 2023

Đối với dự án “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh với nguyên liệu là bã cà phê được thu gom từ các quán cà phê” của anh Lưu Quang Phúc và dự án “Phân hữu cơ lục bình” của anh Trần Quốc Khanh, hai dự án trên đã giải quyết 02 vấn đề quan trọng: Vấn đề thứ 1 là việc tồn đọng các loại rác thải đô thị hằng ngày – bã cà phê từ các khu vực đô thị - gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quang ở khu đô thị; Vấn đề thứ 2 là việc dày đặc trên dòng sông gây khó khăn cho việc đi lại của các phương tiện thủy. Thêm vào đó, sự ra đời của hai sản phẩm trên đã tận dụng những thành phẩm sẵn có để góp phần cải tạo và tăng độ phì cho đất; cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt; giảm thiểu sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản; tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Ngoài ra Tỉnh đoàn Phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ kỹ thuật và vốn thực hiện dự án “Trồng rau nuôi cá” của anh Nguyễn Văn Dũng tại huyện Bến Cầu.

Dự án “Trồng rau nuôi cá” của anh Nguyễn Văn Dũng tại huyện Bến Cầu

Đối với dự án “Trồng rau nuôi cá” của anh Nguyễn Văn Dũng tại huyện Bến Cầu, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe người dân theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bền vững. Với mục đích nhân rộng các mặt tích cực của mô hình trên, tỉnh Đoàn đã thực hiện hình thức hỗ trợ kỹ thuật và trao vốn 20 triệu đồng cho huyện Bến Cầu.

Thông qua 05 dự án đã được giới thiệu, các tác giả đã đại diện cho tinh thần tiên phong, năng lực sáng tạo của tuổi trẻ Tây trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, các dự án đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế kết hợp với công cuộc chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường cùng với sự biến đổi khí hậu./.

BPT

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay1,823
  • Tháng hiện tại29,599
  • Tổng lượt truy cập1,307,349
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây