Một số kỹ năng cơ bản cần trang bị để “miễn nhiễm” với các thông tin xấu độc trên mạng internet

Thứ bảy - 25/11/2023 11:39 330 0

Trong thời đại công nghệ 4.0, trước sự phát triển không ngừng của Internet và các trang mạng xã hội thì mỗi người chúng ta chỉ cần vài thao tác đơn giản trên bàn phím máy tính hoặc màn hình điện thoại di động hay máy tính bảng là có thể dễ dàng tiếp cận, bình luận, bày tỏ quan điểm, đăng tải, chia sẻ đến mọi người, mọi thành phần xã hội trên khắp cả nước và trên thế giới, với hàng vạn thông tin và đủ các thể loại nội dung, mục đích, đủ các nguồn tin từ chính thống, tin đã được kiểm duyệt, kiểm chứng đến các thể loại tin, bài xuyên tạc, bịa đặt, thêu dệt, phóng đại, cắt ghép... có nội dung không đúng với bản chất sự việc (gọi chung là thông tin xấu, độc).

Các thế lực thù địch, phần tử xấu, các đối tượng chống đối luôn triệt để lợi dụng thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày lễ, kỷ niệm lớn của dân tộc, hoặc khi xảy ra vấn đề “nóng”, sự việc phức tạp đang được dư luận xã hội và công chúng quan tâm để lồng ghép, bóp méo thông tin, đăng tải, chia sẻ rộng rãi các thông tin xấu, độc trên môi trường mạng Internet. Các nội dung thường tập trung vào xuyên tạc lịch sử, truyền thống dân tộc, bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa; xuyên tạc, chỉ trích chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuyên truyền, cổ vũ giá trị dân chủ tư sản; phủ định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hạ bệ thần tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh; phủ nhận thành tựu đổi mới; kích động gây mâu thuẫn nội bộ; lợi dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, thông qua các vấn đề “nóng”, các sự việc phức tạp đang được xã hội quan tâm để vu cáo nước ta đàn áp dân tộc, tôn giáo, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, các “nhà dân chủ”, kêu gọi, kích động người dân đứng lên đấu tranh, xuống đường biểu tình, chia rẽ mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng và nhân dân; thực hiện âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các bậc lão thành và người có công với cách mạng... Những thông tin xấu, độc này có thể xuất phát từ nước ngoài hoặc ở ngay trong nước do những đối tượng bất mãn, thù địch tạo ra; thường xuất hiện trên các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, youtube, các blog, website, phần phản hồi trong các báo điện tử, diễn đàn phản động, chương trình truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản, các cơ quan thông tấn nước ngoài...

Trước thực trạng trên, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các chủ chương, chính sách, đã được cụ thể hóa thành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động trên không gian mạng, qua đó đã góp phần không nhỏ để phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin xấu, độc, các hoạt động lợi dụng Internet, các trang mạng xã hội chống phá nước ta. Một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT, ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và mới đây là Luật An ninh mạng năm 2018.

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã chủ động triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tán phát các thông tin xấu, độc; kịp thời phát hiện, đấu tranh và xử lý nhiều trường hợp vi phạm; tuy nhiên thực tiễn cho thấy cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia vẫn còn có các lỗ hổng, còn tồn tại các điểm yếu để các đối tượng lợi dụng hoạt động chống phá; hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không gian mạng có lúc chưa theo kịp tình hình thực tế hoạt động của các loại tội phạm; chế tài để xử lý những hành vi tuyên truyền thông tin xấu, độc còn chưa đủ sức răn đe các đối tượng; nhiều đối tượng tuyên truyền chống phá nhưng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam... dẫn đến khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý, còn để lọt nhiều thông tin, bài viết có nội dung xấu, độc có nguy cơ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người dân khi tiếp cận, tương tác, khai thác các thông tin trên không gian mạng; bên cạnh đó cũng còn một bộ phận không nhỏ người dân có hiểu biết chưa đầy đủ, thiếu cảnh giác, vô tình truy cập, chia sẻ các thông tin xấu, độc, đã tiếp tay, truyền bá cho các thế lực thù địch. Trong một số trường hợp, việc người dân tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên không gian mạng nhưng thiếu kiểm chứng với các thông tin chính thống, hoặc không phân biệt được đâu là tin chính thống, đâu là tin độc, xấu đã dẫn đến tình trạng dễ tiếp nhận, dễ tin vào các thông tin độc, xấu được các đối tượng tuyên truyền, qua đó đã hiểu sai về bản chất các sự việc, hiện tượng, dẫn đến tâm lý bức xúc, phản ứng dây chuyền theo đám đông, tham gia chia sẻ, bình luận tiêu cực, thậm chí kích động, kêu gọi và tham gia phản đối hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật khác, xâm phạm đến an ninh mạng, an ninh quốc gia.

Thực tế đã chứng minh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mục tiêu của các thế lực thù địch là không thay đổi, chỉ có phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Do đó để không trở thành nạn nhân của các thông tin độc, xấu, thậm chí có nguy cơ vướng đến pháp luật, mỗi người dân chúng ta khi tiếp cận, khai thác các thông tin trên không gian mạng trước hết cần hết sức tỉnh táo, tự trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định về các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch như nội dung đã phân tích, đồng thời chung tay tạo nên một môi trường mạng lành mạnh, hữu ích, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh, an toàn phát triển bền vững thông qua những hoạt động thiết thực sau đây.

Một là: mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân phải tích cực chia sẻ, truyền tải nội dung bài viết này và các thông tin chính thống khác đến tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta và mọi người dân để họ thấy rõ được tính hai mặt của Internet và mạng xã hội; nhận diện được các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu, độc và tính chất nguy hại của nó đối với mỗi cá nhân và xã hội. Qua đó, trang bị được kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận những thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với tác hại của những thông tin xấu, độc đang nhiễu loạn thông tin trên môi trường mạng.

Hai là: hạn chế thấp nhất việc tiếp cận, tương tác, chia sẻ các thông tin xấu, độc từ các nguồn tin thiếu tin cậy, nguồn tin chưa được kiểm chứng, tin có nội dung xúi dục, kích động, lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc, bịa đặt, cắt ghép…; tránh vô tình tiếp tay cho các đối tượng, phần tử xấu trong việc tuyên truyền các thông tin xấu, độc. Đối với những nội dung thông tin “nóng”, “nhạy cảm” khi tiếp cận cần hết sức bình tĩnh, phải xem xét đầy đủ các hoàn cảnh khách quan, chủ quan, xem xét các tình tiết, diễn biến, nguyên nhân, kết quả tạo nên sự kiện, xem tính đáng tin cậy, tính xác thực của

nguồn tin, có sự phân tích, kiểm chứng với các nguồn tin chính thống khác, qua đó mới đưa ra góc nhìn tổng quát về sự vật, hiện tượng trước khi quyết định đưa ra các phán xét, quy chụp, phản ứng, chia sẻ… và không để các đối tượng có cơ hội “dắt mũi”, không vô tình tiếp tay cho các đối tượng hoạt động chống phá.

Ba là: mỗi người chúng ta khi tiếp cận, tương tác, khai thác các thông tin đa dạng trên không gian mạng phải luôn có quan điểm vững vàng, kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin một cách khoa học, xây dựng được “hệ miễn dịch” trước mọi thông tin xấu, độc. Trong thời đại công nghệ số, gần như người nào sử dụng mạng xã hội cũng có thể trở thành một người làm báo; do đó, trước các luận điệu bịa đặt, vu khống, người tham gia mạng xã hội cần tỏ rõ chính kiến, kiên quyết đấu tranh, phản bác một cách có lý, có tình và có tính thuyết phục cao, khi đó sẽ tạo sức mạnh tổng hợp làm thất bại mọi phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trong quá trình sử dụng Internet, mạng xã hội, mỗi người cần nhận diện những trang báo, trang thông tin, diễn đàn thường xuyên đăng tải thông tin xấu, độc để đề cao cảnh giác và có cách ứng xử thích hợp. Mỗi người tham gia mạng xã hội không nên truy cập, chia sẻ thông tin không rõ nguồn gốc.

Nguồn: Trang thôn tin điện tử Công an tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay392
  • Tháng hiện tại41,715
  • Tổng lượt truy cập1,413,210
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây