Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu

Thứ sáu - 29/04/2022 18:06 154 0

Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu

Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu

Đồng chí Phan Đăng Lưu, người con của quê hương Xô viết anh hùng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, dũng cảm, nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng, đức độ, có nhiều đóng góp tích cực vào công tác tổ chức xây dựng Đảng và cách mạng Việt Nam, đã dành trọn cả cuộc đời, cả tuổi trẻ cho sự nghiệp cách mạng.

Chân dung nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu (1902-1941)- (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng khi nói về đồng chí Phan Đăng Lưu đã khẳng định: “Đồng chí Phan Đăng Lưu là người đã có những đóng góp quan trọng về việc xây dựng đường lối, xây dựng phong trào cách mạng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng và nêu gương chiến đấu hy sinh bất khuất ở vào một giai đoạn đấu tranh sôi nổi, quyết liệt của cách mạng Việt Nam”.

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, được giáo dục về truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê hương, Phan Đăng Lưu đã ấp ủ hoài bão cứu dân, cứu nước. Từ truyền thống quê hương, với tinh thần yêu nước và lòng nhiệt thành cách mạng, đồng chí luôn tích cực hoạt động cả ở trong và ngoài nước nhằm gây dựng cơ sở cho việc thành lập Đảng Cộng sản sau này và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong quần chúng nhân dân. Năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù ở Buôn Ma Thuột, dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng ý chí cách mạng và tinh thần chiến đấu của đồng chí vẫn luôn phát huy cao độ. Cũng chính tại đây, đồng chí được Chi bộ Đảng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí triệt để lợi dụng mọi cơ hội để tuyên truyền trong bạn tù chính trị; làm báo bí mật.

Báo Dân Tiến do đồng chí Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) 

Những ngày ở Nhà đày Buôn Ma Thuột, khi thực dân Pháp sử dụng chính sách “lấy người Việt trị người Việt”, đồng chí Phan Đăng Lưu nhanh chóng học tiếng Êđê bằng cách ghi nhớ từ mỗi khi tiếp xúc hằng ngày với binh lính người bản địa, đồng chí ra sức học và dạy cho các đồng chí khác để có thể nói chuyện với số binh lính này và cảm hoá họ.

Tháng 11-1939, đồng chí tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tại Bà Điểm, Hóc Môn và đã góp phần quan trọng trong việc đề ra đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, giương cao ngọc cờ giải phóng dân tộc. Tháng 11-1940 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng đồng chí đã được đề cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương nhưng đồng chí từ chối vì cho rằng mình cần về miền Nam, trong đó Xứ ủy và nhân dân đang ngóng chờ kết quả chuyến đi và đề phòng ông bị bắt, sẽ gây trở ngại cho Trung ương mới được củng cố ở miền Bắc. Ngày 3-3-1941, Pháp mở tòa án binh, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình, với hai điều buộc tội chủ yếu: tham dự một cuộc họp bí mật sau đó lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc đã được phát đi và thảo lời kêu gọi cho quân đội cách mạng. Ngày 26-8-1941,ông bị xử bắn tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia Định.

Thực tiễn sinh động các phong trào hành động cách mạng của Đoàn trong những năm qua không chỉ bồi đắp lòng yêu nước, củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào đường lối lãnh đạo của Đảng mà còn làm bừng cháy lên ngọn lửa khát vọng sáng tạo, khởi nghiệp, màu áo xanh của tuổi trẻ đã đi đến khắp mọi miền, tiếp nối sự nghiệp cách mạng mà lớp lớp cha anh đã dày công xây đắp.

Hàng năm có hàng ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, hững lúc Đảng cần, dân gọi là thanh niên có mặt, nhất là trong các đợt lũ lụt lịch sử, cháy rừng, trong thiên tai bất thường, màu áo xanh thanh niên đã để lại những tình cảm đáng trân trọng với những việc làm có ý nghĩa. Từ khi đại dịch COVID - 19 bùng phát, hàng ngàn bạn trẻ đã tình nguyện viết đơn xung phong lên tuyến đầu, nhiều vợ chồng trẻ đã hoãn đám cưới, gác lại tình cảm cá nhân với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều mô hình, cách làm đặc sắc thanh niên đã ra đời và phát huy hiệu quả thực tiễn: đội phản ứng nhanh, đội hình shipper, “phòng tuyến áo xanh”, “Chuyến xe yêu thương, Chuyến xe 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, “Nhà dã chiến”, “điểm rửa tay sát khuẩn tự động”…

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của đồng chí Phan Đăng Lưu (05/5/1902 - 05/5/2022) là dịp quan trọng để tuổi trẻ ôn lại truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc ta; tri ân công lao to lớn, ý chí kiên cường, tinh thần buất khuất, tấm gương hy sinh quên mình vì nước, vì dân của đồng chí Phan Đăng Lưu cũng như các thế hệ tiền bối đã cống hiến tuổi thanh xuân, xương máu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chân dung về người chiến sỹ cách mạng kiên cường, dũng cảm, một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng, đức độ; có nhiều đóng góp tích cực vào công tác tổ chức xây dựng Đảng và sự nghiệp chung của cách mạng Việt Nam; một tấm gương về công tác vận động quần chúng sẽ tiếp tục là ngon lửa thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay phát huy cao nhất tinh thần tiên phong, sáng tạo đóng góp chung vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.

Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 05/5/1902 trong một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước ở thôn Đông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Với 39 năm tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng liên tục, trong đó có hơn 7 năm bị giam cầm trong lao tù đế quốc, đồng chí Phan Đăng Lưu đã cống hiến và hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trở thành nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Phan Đăng Lưu tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp của Đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc rất quan trọng và to lớn. Nhắc đến Phan Đăng Lưu là nhắc đến người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một nhà lãnh đạo cách mạng có tầm nhìn xa trông rộng, đầy mưu lược, khôn khéo, dũng cảm, kiên cường; một nhà báo, nhà văn, nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta. Những cống hiến to lớn và tấm gương cộng sản sáng ngời của đồng chí Phan Đăng Lưu được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau đời đời trân trọng, ghi nhớ, biết ơn sâu sắc.

Châu Minh

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay657
  • Tháng hiện tại46,116
  • Tổng lượt truy cập723,029
đại hội đại biểu
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TUỔI TRẺ SÁNG TẠO
Học bổng
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO THANH THIẾU NHI
Đại hội đại biểu
Ngân hàng ý tưởng
MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT – MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây